So sánh giữa khung inox 304 và khung inox 201

   Hiện nay trên thị trường đang phổ biến nhất hai loại inox là inox 201 và inox 304 

   NP Việt Nam là một doanh nghiệp chuyên sản xuất tấm làm mát cooling pad và lắp hoàn thiện các khung dàn lạnh với hai loại inox 201 và inox 304. Tuy nhiên trong quá trình trao đổi thông tin sản phẩm, có rất nhiều khách hàng bị nhầm lẫn giữu inox 201 và inox 304 dẫn đến qua trình trao đổi tiếp nhận thông tin bị khó khắn cho cả đôi bên. Ho,ặc cũng có những DN gọi điện đến để nhờ tư vấn xem dùng loại khung nào để có thể lắp khung đạt hiệu quả tốt hơn
Nhận được rất nhiều câu hỏi thắc mắc như trên, mình sẽ thông qua bài viết này để cung cấp thông tin cho mọi người về sự khác nhau giữa inox 201 và inox 304

1. Inox là gì? Cách để phân biệt inox 304 và inox 201

     Inox (hay còn gọi là thép không gỉ) là một dạng hợp kim của sắt có độ bền cao và có chứa ít nhất 10.5% Crom, ít bị ăn mòn hay biến màu như các kim loại thông thường khác

     Chính vì khả năng chống gỉ vượt trội, chống ăn mòn và oxy hóa cao, trước khi áp dụng thép không gỉ vào sản xuất vậy dụng chúng ta cần nghiên cứu kỹ thông số kỹ thuật của từng loại để áp dụng trong từng trường hợp cụ thể


     Sở dĩ thép không gỉ có khả năng chống oxy hóa tại nhiệt độ thông thường và không khí là do trong thành phần của nó có chứa tỷ lệ crom phù hợp (nhỏ nhất là 13% và có thể lên tới 26% trong môi trường làm việc khắc nghiệt). Khi Crom bị oxy hóa sẽ tạo thành Crom oxit. Khi cho thép không ghỉ tiếp xúc với không khí đồng nghĩa thành phần Crom có trên bề mặt thép sẽ bị tạo thành Crom oxit III, lớp Crom oxit III này rất mỏng, thậm chí không nhìn thấy bằng mắt thường nên bề mặt kim loại vẫn giữ được độ sáng bóng.

       

2. Phân loại inox


Inox có 4 loại chính bao gồm Austenitic, Ferritic,Austenitic-Ferritic (Duplex), và Martensitic.
Austenitic: Đây là loại thép thông dụng nhất, có chứa tối thiểu 7% Niken, 16% Crom và tối đa 0.08% Cardbon. Nhờ các thành phần trên mà inox có khả năng chịu ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, không bị nhiễm từ (đặt gần nam châm không bị hút), mềm dẻo, dễ uốn, dễ hàn. Austenitic được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất đồ gia dụng, tàu thuyền công nghiệp, bình chứa, ống công  nghiệp và các công trình xây dựng khác... Loại inox này có thể kể đến như SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s…
Ferritic: Là loại inox có tính chất cơ học tương tự như thép mềm (thép có hàm lượng cardbon thấp), các loại inox phổ biến của Ferritic là SUS 430, 410, 409...Hàm lượng Crom được sử dụng dao động từ 12%-17%. Với hàm lượng 12% crom thường được sử dụng trong các kiến trúc, loại có 17% được sử dụng trong các đồ gia dụng, nồi hơi, các vật dụng trong nhà...
Austenitic-Ferritic (Duplex): Là loại thép "lai" giữa Austenitic và Ferritic và có tên gọi tắt là Duplex. Các dòng thép thuộc loại này có thể kể đến như LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA. Trong thép Duplex có chứa thành phần Ni ít hơn nhiều so với Austenitic. Do Austenitic có độ mềm dẻo cao, độ bền chịu lực lớn nên thường được áp dụng trong các ngành công nghiệp hóa dầu, sản xuất bột giấy, chế tạo tàu biển...Hiên nay Niken đang ngày càng khan hiếm nên Duplex đang được ứng dụng ngày càng nhiều hơn để thay thế cho các loại thép Austenitic và Ferritic.
Martensitic: Là loại thép có chứa 11%-13% crom. Đây là loại thép có độ cứng và độ bền tương đối, được sử dụng nhiều để chế tạo cánh tuabin, lưỡi dao...

Đặc tính của thép không gỉ

Xét trên phương diện chung, inox có các đặc tính sau:
  • Tốc độ hóa bền rèn cao
  • Độ dẻo cao hơn
  • Độ cứng và độ bền cao hơn
  • Độ bền nóng cao hơn
  • Chống chịu ăn mòn cao hơn
  • Độ dẻo dai ở nhiệt độ thấp tốt hơn
  • Phản ứng từ kém hơn (chỉ với thép austenit)
  • Các cơ tính đó thực ra đúng cho họ thép austenit và có thể thay đổi khá nhiều đối với các mác thép và họ thép khác.
Tính chất của các loại thép không gì
Nhóm hợp kimTừ tínhTốc độ hoá bền rènChịu ăn mònKhả năng hoá bền
AustenitKhôngRất caoCaoRèn nguội
DuplexTrung bìnhRất caoKhông
FerritTrung bìnhTrung bìnhKhông
MartensitTrung bìnhTrung bìnhTôi và Ram
Hoá bền tiết phaTrung bìnhTrung bìnhHoá già
Cơ tính của các loại thép không gỉ
Nhóm hợp kimTính dẻoLàm việc ở nhiệt độ caoLàm việc ở nhiệt độ thấpTính hàn
AustenitRất caoRất caoRất tốtRất cao
DuplexTrung bìnhThấpTrung bìnhCao
FerritTrung bìnhCaoThấpThấp
MartensitThấpThấpThấpThấp
Hoá bền tiết phaTrung bìnhThấpThấpCao

So sánh giữa inox 304 và inox 201



Độ bền và khả năng gia công
Mặc dù khối lượng riêng của inox 201 thấp hơn inox 304 nhưng độ bền lại cao hơn khoảng 10%.
Inox 201 và inox 304 có cùng độ giãn dài, có tính chất tương tự nhau trong quá trình uốn, dát mỏng. Tuy nhiên trong một chừng mực nào đó thì inox 304 có độ dát mỏng cao hơn so với inox 201 và trong quá trình dát mỏng sử dụng năng lượng ít hơn so với inox 201.
Khả năng chống ăn mòn
Có thể thấy trong thành phần hóa học của inox 201 có chứa hàm lượng crom ít hơn so với inox 304 khoảng 2% chính vì vậy inox 201 có khả năng chống ăn mòn thấp hơn so với inox 304.
Chrome và Lưu huỳnh quyết định khả năng chống rỗ bề mặt, Chrome tăng khả năng chống ăn mòn trong khi đó Lưu Huỳnh làm giảm khả năng chống ăn mòn. So sánh thành phần hóa học của 201 và 304 ta có thể thấy hai loại inox này có cùng chung thành phần Lưu Huỳnh vậy nên inox 201 có khả năng chống ăn mòn thấp hơn so với inox 304.

Ứng dụng thực tế của inox 201 và inox 304

Mặc dù inox 201 có giá thành rẻ hơn nhưng lại không có những tính chất tốt như inox 304 chính vì vậy khi lựa chọn sản xuất chúng ta cần căn cứ vào tính chất của chúng để sản xuất các vật dụng phù hợp.
Với inox 201
+ Trang trí nội thất => phù hợp
+ Trong trí ngoại thất => Không phù hợp, nếu dùng thì phải bảo trì thường xuyên.
+ Thiết bị bếp như chảo, nồi => Phù hợp
+ Máy giặt, máy rửa chén => Không phù hợp, do tồn tại khả năng có ăn mòn kẽ hở)
+ Thiết bị chế biến thực phẩm => Không dùng cho những nơi có độ PH < 3.
+ Ngành hóa chất, dầu khí, năng lượng hạt nhân => Không thể
Với inox 304
Nhờ đặc tính nổi bật, inox 304 được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực. Inox 304 có khả năng tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác nhau nên phù hợp với hầu hết các ứng dụng của ngành kiến trúc, sản xuất đồ gia dụng, chế biến thực phẩm và rất dễ vệ sinh khi cần thiết. Inox 304 cũng được sử dụng nhiều trong ngành dệt nhuộm và các Acid vô cơ.

Cách phân biệt inox 304 và inox 201

Nhìn bằng mắt thường ta sẽ thấy inox 304 có độ sáng bóng và bề mặt min hơn so với inox 201.
Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng nam châm, axit hoặc thuốc thử chuyên dụng để nhận biết, phản ứng cụ thể dựa vào bảng sau
CÁCH THỬINOX 304INOX 201
Dùng Nam châm không hút nam châm hút nhẹ nam châm
Dùng axitkhông phản ứngcó hiện tượng sủi bọt
Dùng thuốc thử chuyên dụng Có màu xanhcó màu gạch 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến